Nhà công tử Bạc Liêu
Người đời đã khá quen thuộc với thành ngữ “công tử Bạc Liêu”. Nếu đã quá chán với cảnh phố xá nhộn nhịp và muốn “đổi gió” tìm về miền an yên với những nét đẹp văn hóa độc đáo thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua mảnh đất Bạc Liêu. Là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, Bạc Liêu được biết đến là một vùng “đất lành chim đậu” với không gian trong lành và nhiều địa điểm du lịch nổi bật.
Đặt
chân tới đây, bạn nên “bỏ túi” một địa điểm du lịch nổi tiếng: Nhà công tử Bạc
Liêu. Nơi đây không chỉ mang một vẻ đẹp của lối kiến trúc phương Tây mà còn là
nơi lưu giữ những kỷ vật, đọng lại với thời gian những câu chuyện về văn hóa và
đời sống của công tử Bạc Liêu vang danh một vùng.
1. Giới thiệu chung về nhà công tử Bạc Liêu
Nhà
công tử Bạc Liêu tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, Phường 13, ngay trung tâm
thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà nổi bật giữa vùng với sự bề thế, mang phong cách
kiến trúc phương Tây sang trọng vượt thời gian. Đây cũng là một địa điểm văn
hóa, gắn liền với nhiều giai thoại và những câu chuyện truyền đời về cuộc sống
của thiếu gia bậc nhất Lục tỉnh miền Tây những năm 1919.
2. Tìm hiểu lịch sử nhà công tử Bạc Liêu
Ngôi
nhà đặc biệt này được xây dựng vào năm 1919, khi “công tử Bạc Liêu” Trần Huy
Trinh tròn 19 tuổi. Nhà công tử Bạc Liêu được thiết kế và xây dựng bởi bàn tay
của kỹ sư người Pháp từ các vật liệu chất lượng được chuyển từ nước Pháp xa
xôi. Với quy mô đồ sộ của nó, dân cư trong vùng còn gọi căn nhà nổi tiếng này với
cái tên “Nhà Lớn”.
3. Hướng dẫn di chuyển đến nhà công tử Bạc Liêu
Nằm
cách Cần Thơ khoảng 100km, cách Cà Mau khoảng 70km và ngay vị trí trung tâm
thành phố Bạc Liêu, việc di chuyển đến nhà công tử Bạc Liêu khá dễ dàng.
4. Trải nghiệm tham quan nhà công tử Bạc Liêu
Là
một địa điểm du lịch Bạc Liêu và thu hút hàng loạt du khách mỗi năm, nhà công tử
Bạc Liêu chứng minh sự thu hút không nhỏ của nó. Hãy cùng Traveloka đi khám phá
từng “ngõ ngách” của ngôi nhà đặc biệt này, để hiểu vì sao đây là địa tham quan
“nổi đình nổi đám” trong nhiều năm qua tại vùng đất trù phú này.
Lối kiến trúc độc đáo nhà công tử Bạc
Liêu
Đến
nay, nhà công tử Bạc Liêu đã tồn tại hơn 100 năm tuy nhiên ngôi nhà vẫn giữ lại
những nét kiến trúc độc đáo và ấn tượng nhờ được bảo tồn, trùng tu cẩn thận.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá trị của ngôi nhà ước tính lên tới 400 tỷ đồng.
Được
xây dựng bởi kiến trúc sư người Pháp, nhà công tử Bạc Liêu mang đậm phong cách
phương Tây sang trọng pha trộn với những nét kiến trúc phương Đông đặc trưng
trong hai màu sắc chủ đạo là vàng và trắng.
Đến
tham quan ngôi nhà, khách du lịch sẽ ấn tượng bởi diện tích rộng lớn, lối bài
trí và sắp xếp nội thất đẹp mắt cùng hàng loạt các kỷ vật quý giá được lưu giữ
trong một không gian quý tộc và hào nhoáng.
Mỗi
cây cột trong nhà được trang trí vô cùng bắt mắt, tỉ mỉ với những hoa văn đặc sắc,
chi tiết. Toàn bộ căn nhà được thắp sáng bởi các loại đèn vàng ấm cúng và dễ chịu.
Tầng trệt của ngôi nhà gồm hai phòng ngủ và đại sảnh khá rộng, lối cầu thang rộng,
uốn lượn mềm mại dẫn lên lầu trên. Lầu hai bao gồm ba phòng ngủ và hai đại sảnh
lớn đầy đủ tiện nghi. Phía trên còn có khoảng ban công thoáng mát, có thể nhìn
ra sông hoặc chợ, và là nơi đón hoàng hôn hay bình minh tuyệt đẹp.
Ngôi
nhà khoác lên vẻ đẹp trang trọng, quý tộc cùng rất nhiều đồ đạc quý hiếm, có
giá trị được công tử Bạc Liêu sưu tầm. Điểm nhấn của địa điểm này có thể kể đến
bộ bàn ghế được chế tác từ gỗ xà cừ hay hai chiếc giường âm dương được khắc cẩn
xà cừ với những chạm trổ vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ. Ngoài ra, du khách còn có
thể chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá, in hằn lối sống xa hoa một thời của
công tử Bạc Liêu: đồng hồ cổ, chum trà trang trí hình rồng, bình hoa quý hiếm
hay chiếc xe ô tô cổ được mua bằng giỏ tiền mặt,... Tất cả đều là minh chứng của
một cuộc sống đủ đầy, xa hoa, vương giả của chủ nhân vang bóng một thời.
Các giai thoại gắn liền với nhà
công tử Bạc Liêu
Nhà
công tử Bạc Liêu đi liền với nhiều giai thoại về lịch sử, cuộc đời của một công
tử ăn chơi “khét tiếng” của Lục tỉnh miền Tây hơn 10 thập kỷ về trước.
Ông Trần Trinh Trạch - Hội đồng Trạch
Ông
Trần Trinh Trạch được biết đến là “Tứ đại Phú hộ” nổi tiếng Sài Gòn. Là người
có học cùng với chí làm ăn và sự chăm chỉ, tài sản của ông trong nhiều năm đã
tăng lên nhanh chóng. Ông làm giàu chủ yếu từ kinh doanh muối, than củi và trở
thành đại gia nức tiếng thời đó.
Trần
Trinh Trạch có ba người con trai và người con trai thứ ba được ông cưng chiều,
kỳ vọng nhất chính là công tử Bạc Liêu bấy giờ.
Công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy
Là
người con trai thứ ba của ông Trần Trinh Trạch, Trần Trinh Huy hay còn gọi là
Ba Huy ngay từ khi sinh ra đã được sống trong nhung lụa. Ông được cha cho đi du
học Pháp, biết lái máy bay, có sở thích với võ thuật và được đánh giá là người
thức thời. Tuy nhiên, ông cũng gắn liền với những câu chuyện về sự ăn chơi trác
táng, cuộc sống xa xỉ bậc nhất xứ Nam Kỳ.
Là người sở hữu chiếc máy bay đầu
tiên tại Việt Nam
Ông
Ba Huy lái máy bay đi thăm ruộng chính là một sự kiện “vang dội” lúc bấy giờ.
Là người biết lái máy bay cùng khối gia sản kếch xù, ông Ba Huy đã ghi tên mình
là người sở hữu chiếc máy bay đầu tiên tại Việt Nam.
Những lưu ý khi tham quan nhà công tử Bạc Liêu
Nếu
là lần đầu tiên hay có dự định đến thăm tư gia nổi tiếng này, khách du lịch nên
“dắt túi” một số lưu ý để có những trải nghiệm du lịch trọn vẹn và khó quên:
Nhà
công tử Bạc Liêu sẽ mở cửa đón khách tham quan từ 9 giờ và đóng cửa vào lúc 18
giờ, tất cả mọi ngày trong tuần.
Giá
vé tham quan nhà công tử Bạc Liêu: 30.000 đồng/ người lớn và 20.000 đồng/ trẻ
em
Khi
đến tham quan địa điểm này, không phải lúc nào cũng có thuyết minh, nên nếu muốn
nghe thuyết minh, khách du lịch có thể lựa chọn đi theo đoàn.
Nếu
bạn muốn nghỉ ngơi, trải nghiệm tại căn phòng cửa công tử Ba Huy, bạn cần phải
đặt trước sớm 1 tháng bởi sự “tấp nập” của khách du lịch tại đây.
Với
lối kiến thức độc đáo và ghi dấu nhiều câu chuyện lịch sử có giá trị, nhà công
tử Bạc Liêu hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm du lịch thú vị,
trọn vẹn và vô cùng bổ ích. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời dành cho bạn để khám
phá vùng đất Bạc Liêu với vẻ đẹp “nôn nao lòng người” cũng như trải nghiệm ẩm
thực và các hoạt động văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây.
Nguồn: BacLieu.net
Post a Comment